5. “LOSE FACE” & “SAVE FACE”
Bạn đã bao giờ gặp phải những từ tiếng Anh mà nghe cứ tưởng đâu là do người Việt mình tự sáng tác chưa? Trong các lớp học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài và những tình huống giao tiếp đời thường cùng họ, bạn sẽ ‘ngớ ra’ khi biết rằng “Ồ, thì ra từ này không phải dịch bậy theo cách hiểu tiếng Việt, mà đúng cấu trúc tiếng Anh hẳn hoi!”
‘Lose face’ và ‘save face’ là hai trường hợp như thế.
A losing-face man
Bạn cùng tìm hiểu về hai từ này qua những ví dụ dưới đây nhé!
E.g.: My friends said I was causing them to lose face. (Bạn bè tôi nói tôi làm cho họ mất mặt.)
E.g. Both companies are denying responsibility for the crisis, as neither wants to lose face. (Cả 2 công ty đều từ chối trách nhiện trong cuộc khủng hoảng vì không bên nào muốn mất mặt.)
‘Lose face’ được bắt đầu sử dụng trong các văn bản dịch từ tài liệu Trung Hoa sang tiếng Anh vào năm 1876. Và đến năm 1899 thì ‘anh em’ của từ này là ‘save face’ cũng bắt đầu được sử dụng với nghĩa ngược lại với lose face là ‘giữ thể diện’.
E.g.: They are searching for a political solution, a way to save face. (Họ đang tìm kiếm một giải pháp chính trị như một cách giữ thể diện.)
Vậy mọi người cứ tự nhiên sử dụng hai từ này mà không sợ sai rồi nhé. Tiếng Anh đôi lúc quả thật khiến người ta đau đầu. Nhưng bạn đừng nản, vì nếu bạn kiên trì luyện nói tiếng Anh với người nước ngoài, sau những lần sai chắc chắn là những lần tiến bộ đấy!
Xem thêm:
- 3 phương pháp luyện nói tiếng Anh giao tiếp hằng ngày hiệu quả nhất dành cho người đi làm
DANH MỤC TIN TỨC
Các bài viết liên quan
Đăng ký nhận tin
Nhận những tin tức mới nhất về cách học Tiếng Anh hiệu quả cũng như những chương trình ưu đãi hấp dẫn.